Ở vùng Carlsbad thuộc bang California nước Mỹ, một dự án lọc nước mặn 1 tỉ USD đang hoàn thành 25% việc xây dựng để lọc 50 triệu lít nước ngọt mỗi ngày và cung cấp cho hệ thống nước phục vụ 3,1 triệu dân.

Công nghệ lọc nước mặn
Trong những năm đầu thế kỉ 20, việc “khử” muối dường như vẫn là một viễn tưởng xa vời, cho đến những năm 1980, quá trình lọc muối và các tạp chất qua màng thẩm thấu ngược trở nên đáng tin cậy hơn và được đưa vào sử dụng như một công cụ lọc hữu hiệu cho các vùng lãnh thổ và quốc gia khan hiếm nước.
Tuy nhiên, quá trình xử lí nước biển đòi hỏi một nguồn năng lượng lớn rất tốn kém, do đó nó chỉ thực sự khả thi với những nơi giàu dầu mỏ như Trung Đông. Nhưng những tiến bộ công nghệ gần đây trong vật liệu màng tế bào và hệ thống thu hồi năng lượng đã có thể đáp ứng một nửa yêu cầu của quá trình khử muối. đó sẽ là một công nghệ nhằm ngăn chặn nỗi sợ rằng đây có thể là một giai đoạn đầu của hạn hán lớn kéo dài cả thập kỉ.
“Tôi nghĩ rằng, chi phí đó là rất phải chăng so với việc không có nước tại miền Nam California và hạn hán mà chúng ta đang phải đối mặt”. Hơn nữa dự án cấp nước từ miền Bắc cho các trang trại, công nghiệp và người ở miền Nam không có khả năng duy trì lâu dài. Bởi vậy, dự án lọc muối nước biển sẽ đem lại hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Bà Trương Thùy Trang, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, đánh giá công nghệ tách muối ở Carlsbad rất phù hợp với điều kiện của những vùng ít cư dân, xa xôi hẻo lánh, hải đảo, nơi không có cơ sở hạ tầng hay hệ thống phân phôí nước sạch.