Nước khoáng và nước tinh khiết, bạn đã phân biệt được chưa? nêu chưa thì bài viết này sẽ giúp bạn điều đó.
Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình sử dụng nước đóng chai, nước khoáng … mà không hiểu rõ tác động của chúng đến sức khỏe ra sao. Nước cũng như thực phẩm, cần hiểu rõ trước khi sử dụng. Nếu chọn nước không an toàn, không những không có tác dụng giải khát mà còn gây hại tới sức khỏe.
Nước tinh khiết
Nước suối là từ gọi chung cho loại nước uống tự nhiên đóng chai trước đây thường dùng. Nước tinh khiết là nước lọc, nước thủy cục đã qua khử trùng công nghiệp hoặc nấu sôi tại nhà.
Chúng ta cần phân biệt các loại nước đóng chai là nước tinh khiết hay nước khoáng. Nước tinh khiết là loại nước thông thường được khuyên dùng hằng ngày cho tất cả mọi người, có bệnh lý hay không có bệnh lý. Đúng như tên gọi của nó, nước tinh khiết chỉ chứa duy nhất một chất dinh dưỡng là nước và không có kèm theo chất dinh dưỡng khác. Khi nói về nhu cầu nước khuyến nghị cho một người trong một ngày thì có thể coi đây là nhu cầu nước tinh khiết.
nước tinh khiết
Nước khoáng
Là nước uống có chứa các chất khoáng như natri, kali, can-xi, ma-giê… Các loại nước khoáng do chứa thêm các chất khoáng nên phải dùng đúng trường hợp, không được sử dụng bừa bãi. Các loại nước khoáng thiên nhiên thường có nồng độ khoáng không quá cao nên những người trưởng thành có chức năng thận tốt có thể sử dụng được.
Nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời bị mất nhiều mồ hôi, người bị tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể bị mất qua mồ hôi và phân trong thời hạn ngắn vài giờ sau mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước tinh khiết để bù nước cho cơ thể.
Đối với người bình thường (không bị mất chất khoáng nhiều như những đối tượng kể trên), không khuyến khích dùng nước khoáng thường xuyên, mặc dù nếu thận hoạt động tốt, những chất khoáng thừa vẫn được thải ra ngoài.
Riêng với trẻ em, chỉ sử dụng nước tinh khiết không có chứa chất khoáng để pha sữa và cho trẻ uống hằng ngày, vì chức năng thận của trẻ em còn non yếu và cũng không nên bắt thận trẻ làm việc nhiều hơn để thải chất khoáng dư thừa ra ngoài.
Nước khoáng chỉ nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy hay nôn ói nhiều bị mất chất khoáng cần bổ sung bù. Người bệnh thận có chức năng thải khoáng kém cũng không nên uống nước khoáng vì những chất khoáng dư thừa sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, phù…
nước khoáng
Gần đây, vấn đề vệ sinh của các loại nước uống đóng chai đã được xã hội, y tế và dư luận quan tâm. Các đợt thanh-kiểm tra tại các cơ sở sản xuất hầu hết cho thấy có sự lo ngại về nguồn nước sử dụng và vệ sinh các loại chai, thùng nước sau súc rửa không đảm bảo. Vì vậy, mỗi gia đình nên tự nấu sôi, lọc nước sạch bằng những bình lọc Pasteur với những trụ thạch cao là tốt nhất. Nếu sử dụng nước đóng chai nên chọn các hãng sản xuất có uy tín.
Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình sử dụng nước đóng chai, nước khoáng … mà không hiểu rõ tác động của chúng đến sức khỏe ra sao.
Nước cũng như thực phẩm, cần hiểu rõ trước khi sử dụng. Nếu chọn nước không an toàn, không những không có tác dụng giải khát mà còn gây hại tới sức khỏe.