Để hiểu rõ hơn vấn đề cần biết dụng cụ điện phân là gì? hoạt động như thế nào?
Dụng cụ điện phân gồm hai Catot bằng nhôm và hai anot bằng sắt, mộ cặp catot và một cặp anot tạo thành một cặp điện cực. Khi điện phân nước mỗi cặp được nhúng vào hai ly nước, tại ly nước có điện cực thỏi nhôm thấy có khí sủi bọt và thoát lên đó chính là lhis hydro. Tại thỏi sắt, các nguyên tử sắt ở bề mặt của thỏi sắt bị mất điện tử trở thành Fe3+ khoách tán vào dung dịch tạo thành hợp chất kết tủa màu da cam, nếu nồng độ đủ lớn nó sẽ chuyển sang màu nâu.

Tại sao có hiện tượng này xảy ra? và một số nguồn nước lại không có hiện tượng như trên hoặc ít hơn?
Những mẫu nước có màu đen sẫm do trong nước có chứa khoáng chất nên độ dẫn điện trog nước cao dẫn đến hiện tượng khoách tán và hòa tan của FE3+ nhanh và nhiều hơn, nên nước chuyển sang màu đen.
Những mẫu nước có màu vàng nhạt do nước đó không có hoặc có rất ít hàm lượng khoáng hòa tan nên độ dẫn điện thấp và hiện tượng nước chuyển màu chậm hơn và có màu da cam.
Như vậy, việc tăng hàm lượng các muối khoáng hòa tan (tăng độ dẫn) đã tăng tốc quá trình hòa tan anôt (bằng sắt). Theo giới chuyên môn, cách thí nghiệm trên chỉ là trò chơi lý hóa, vì trong nước có nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Những chất khoáng này khi gặp điện phân sẽ phản ứng cho ra màu sắc là đương nhiên.

Theo TS Nguyễn Hoàng Nam, Trung tâm Khoa học vật liệu – Khoa Vật lý ĐH Quốc gia Hà Nội, phương pháp này không thể xác định được là dung dịch được thử có kim loại hay chất độc hay không, có thể trong dung dịch này nhiều khoáng hơn dung dịch kia. PGS-TS Lê Văn Cát, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết để xác định chất lượng của nước cần nhiều xét nghiệm khác nhau. Phương pháp điện phân cũng là một cách để xác định kim loại nặng trong nước nhưng không phải là phương pháp kiểm định chất lượng của các loại đồ uống nói chung. Còn theo GS-TS Trần Chương Huyến, Trưởng Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu và phân tích thực phẩm, chưa thấy một tiêu chuẩn quốc gia hay một tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế nào dùng phương pháp điện phân với các điện cực bằng thép trắng để xác định tổng số kim loại nặng có trong nước và thực phẩm.
Vậy sử dụng dụng cụ điện phân để thử nước và đưa ra kết luận với nguồn nước là trò lừa bịp người tiêu dùng thông qua cơ chế phản ứng lý hóa.